Cơ chế Mana (thuật ngữ trò chơi)

Vì các kỹ năng và khả năng đặc biệt thường không bị mất đi sau khi sử dụng, người thiết kế trò chơi có thể hạn chế việc sử dụng kỹ năng đó bằng cách liên kết việc sử dụng nó với mana. Điều này được thực hiện để cân bằng sao cho mỗi kỹ năng không có khả năng thi triển vô hạn với kết quả không đổi.

Tùy thuộc vào trò chơi, thanh mana có thể tự hồi phục theo thời gian hoặc chỉ được hồi phục khi người chơi cho nhân vật nghỉ ngơi hoặc sử dụng vật phẩm hồi phục MP. Trong các trò chơi trực tuyến, người chơi có thể nói OOM (Hết mana, Tiếng Anh: Out Of Mana) khi họ không còn mana. Việc thông báo về trạng thái mana của bản thân đặc biệt quan trọng trong vai trò của một người chơi sử dụng nhân vật hỗ trợ hồi phục (Tiếng Anh: Healer) vì họ không thể hồi phục cho những người chơi khác trừ khi họ có mana.[7]

Trong trò chơi nhập vai, mana có thể được thay thế bằng sức mạnh tâm linh, sức mạnh ma pháp, kỹ thuật công nghệ hoặc các khái niệm khác cho phép một nhân vật gây ảnh hưởng đến thế giới trò chơi xung quanh. Mana thường bị giới hạn ở một số lớp nhân vật cụ thể, chẳng hạn như "pháp sư" hoặc "ma thuật sư", trong khi các lớp nhân vật khác phải dựa vào khả năng tấn công cận chiến hoặc bắn đạn vật lý.[8] Các lớp nhân vật khác cũng có thể có thanh "mana" giới hạn kỹ năng của họ, mặc dù chúng thường được gọi bằng một tên khác, ví dụ như điểm cuồng nộ (Tiếng Anh: Fury) của Barbarian trong Diablo 3.

Trong trò chơi điện tử, MP thường có thể được phục hồi bằng cách sử dụng các loại thuốc ma thuật hoặc có thể được tự động phục hồi theo thời gian. Một số hiệu ứng trạng thái có thể gây ảnh hưởng tạm thời đối với sự phục hồi mana cũng như đối với bộ chỉ số ban đầu của nhân vật trong trò chơi. Một số nhân vật có thể sử dụng một kỹ năng niệm chú gây ra hiệu ứng trạng thái tích cực hoặc tiêu cực lên một nhân vật khác.[8]

Trong trò chơi nhập vai

Trong cả trò chơi nhập vai trên bàntrò chơi điện tử nhập vai, mana thường được sử dụng nhiều nhất để thi triển phép thuật trong trận chiến. Tuy nhiên, mana còn có nhiều công dụng ngoài tình huống chiến đấu, chẳng hạn như sử dụng bùa yêu trên NPC để thu thập thông tin. Một số trò chơi dựa sức mạnh và lượng phép thuật của nhân vật trên chẳng hạn những chỉ số như "sự khôn ngoan" hoặc "trí tuệ". Những số liệu thống kê này được sử dụng vì chúng dễ theo dõi và phát triển trong các game nhập vai bằng giấy bút.[2]

Trong trò chơi mô phỏng thần thánh

Trong godgame, sức mạnh của người chơi thường được gọi là mana và tăng trưởng cùng với số lượng và sự thịnh vượng của dân số sùng bái của người chơi. Ở đây, quy mô dân số ảnh hưởng đến lượng mana tối đa mà người chơi có và tốc độ tự hồi phục mana của họ hồi khi nó ở dưới mức tối đa đó. Sử dụng "sức mạnh thần thánh" sẽ tiêu tốn mana, nhưng những hành động như vậy là cần thiết để tăng số lượng và sự thịnh vượng của dân số.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mana (thuật ngữ trò chơi) http://theappendix.net/issues/2014/4/the-history-o... https://books.google.com/books?id=jy3xX5bneSEC&q=m... https://books.google.com/books?id=E2woAgAAQBAJ&q=m... https://books.google.com/books?id=0flChljb9IIC&q=m... https://books.google.com/books?id=-BCrex2U1XMC&q=m... https://web.archive.org/web/20070103134049/http://... https://web.archive.org/web/20071209043119/http://... http://www.killershrike.com/fantasyhero/HighFantas... http://www.geocities.com/rgfdfaq/sources.html